Bất kỳ Đức Phật nào cũng có đủ mười danh hiệu, đó là:
Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Ở đây chúng ta giải thích mười danh hiệu đó của Đức Phật :
1 – NHƯ LAI
Như Lai có nghĩa là một NGƯỜI HOÀN TOÀN TỰ TẠI, trong cái tự tại đó vẫn LÀM ĐƯỢC NHIỀU ĐIỀU LỢI ÍCH CHO CHÚNG SINH. Người đó có thể thuyết pháp, giáo hóa, làm việc này việc kia, tổ chức Tăng đoàn, làm mọi việc có lợi ích cho chúng sinh, nên gọi là Như Lai.
2 – ỨNG CÚNG
Ưng Cúng nghĩa là xứng đáng để nhận sự cúng dường. Tại sao phải đến địa vị làm Phật mới được gọi là xứng đáng để nhận sự cúng dường? Vì đạo đức của người này là hoàn toàn trọn vẹn không còn một tì vết gì nữa. Đức Phật nói rằng chỉ một người nào hoàn toàn giải thoát, có lòng từ bi vô hạn, trí tuệ vô biên, một người có công lao, công ơn đối với chúng sinh vô hạn thì người đó mới đủ sức nhận cúng dường của tất cả chúng sinh, từ cói trời cho đến cõi người.
Chúng ta để ý điểm này rất khó hiểu.
Ví dụ một người làm lụng rất vất vả, cực khổ bằng mồ hôi nước mắt của mình, rồi họ đem của cải, tài sản làm được bằng mồ hôi nước mắt cúng dường cho một vị tu hành với tất cả lòng kính trọng. Điều này không giống như người ta đem tiền đi bố thí. Sư cúng dường hàm nghĩa một sự tôn trọng tràn đầy trong những vật phẩm mà họ đem cúng dường. Như vậy vật cúng dường đó rất lớn. Nếu như họ đem hai mươi ký gạo cho một người nghèo khổ, thì hai mươi ký gạo đó chỉ là hai mươi ký gạo mà thôi. Kiếp sau họ có được phước đó thì có thể thành hai trăm ký gạo. Nếu họ đem hai mươi ký gạo đó cúng dường cho người tu hành, nhất là vị chân tu, với tấm lòng hết sức kính trọng, thì hai mươi ký gạo đó có thể thành hai ngàn ký. Đó là lý do tại sao người ta mang tài vật cúng dường một người có đạo đức với lòng kính trọng thì được phước rất lớn là như vậy. Do cái tâm con người gói vào trong đó, sự kính trọng gói trong tài vật đó làm cho cái giá trị tài vật đó tăng lên bội phần. Người nhận tài vật cúng dường đó phải có cái đức tu rất lớn. Cái giá trị tài vật không lớn nhưng cái giá trị của sự kính trọng đó mới lớn, khiến cái phước của người cúng dường rất lớn và cái đức của người được cúng dường cũng phải rất lớn.
Ứng Cúng là người xứng đáng nhận sự cúng dường từ cầm thú đến con người, từ quỷ thần đến các vị cõi trời, các vị vua ở cõi trời. Do đó, chỉ có chư Phật mới là người xứng đáng nhận sư cúng dường đó, nghĩa là tài vật và sự kính trọng đó gởi gắm trong đó.
3 – CHÁNH BIẾN TRI
Chánh Biến Tri là bậc biết khắp tất cả mọi điều trong vũ trụ, và biết một cách chính xác. Chánh là đúng, Biến là cùng khắp, Tri là biết. Danh hiệu của Phật luôn hàm nghĩa rất siêu việt. Đức Phật là một vị giải thoát nhưng sự giải thoát tịch diệt hư vô này không phải là không con gì nữa, mà chính từ nơi tâm giải thoát Niết bàn đó Phật trở thành một vị Chánh Biến Tri, biết khắp tất cả mọi điều trong vũ trụ một cách chính xác. Biết những điều cụ thể và biết những điều trừu tượng.
Biết những điều cụ thể là biết ở thế giới này, trái đất này như vậy, con người sinh sống ra sao, và biết xa xôi trong vũ trụ này có những thế giới khác cũng có những sinh vật sinh sống như thế nào, phát triển nền văn minh bằng cách nào, ở những thế giới khác có người giác ngộ, có chư Phật, ở những thế giới khác không có người giác ngộ.
Biết những điều trừu tượng là biết những quy luật vô hình chi phối trong vũ trụ này, chẳng hạn như biết LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO. Quy luật này âm thầm chi phối mọi việc trong vũ trụ, mọi hành động, mọi ý niệm dù rất nhỏ của con người. Ví dụ như một người có tính tham, sau khi tu tập theo Đạo, hiểu Đạo, không chỉ buông bỏ tính tham mà còn dám buông bỏ THÂN MẠNG để cứu người khác. Người này vừa khởi lên một ý thì đã luật nhân quả đã ghi nhận. Tâm người này đã tăng trưởng được đạo đức. Chỉ cần tâm con người khởi niệm lành, có thể chưa kịp thực hiện thì công đức của họ đã được ghi vào luật nhân quả nghiệp báo.
Chánh Biến Tri là từ sự giải thoát, đức Phật biết khắp tất cả trong vũ trụ, là một bậc trí tuệ siêu việt.
4 – MINH HẠNH TÚC
Minh Hạnh Túc còn gọi là Lưỡng Túc. Nghĩa của chữ Lưỡng Túc chính xác hơn. Phật xưng là đấng Lưỡng Túc Tôn có nghĩa là hai điều đầy đủ. Hai điều gì đầy đủ? Một là TRÍ TUỆ, hai là PHƯỚC ĐỨC. TRÍ TUỆ và PHƯỚC ĐỨC đầy đủ, PHƯỚC và HUỆ. Hai điều này bổ sung cho nhau. Một người có TRÍ TUỆ đối với đạo thì người đó sẽ biết rõ LUẬT NHÂN QUẢ. Khi họ biết LUẬT NHÂN QUẢ thì họ sẽ siêng năng tạo PHƯỚC, kiếp này và nhiều kiếp khác luôn luôn làm lợi ích cho chúng sinh. NGƯỜI HIỂU BIẾT, CÓ TRÍ TUỆ TRONG ĐẠO SẼ LÀ NGƯỜI SIÊNG TẠO PHƯỚC. Tùy vào trí tuệ cao hay thấp mà họ sẽ tạo phước ít hay nhiều. ĐỐI VỚI ĐỨC PHẬT HAI ĐIỀU ĐÓ LÀ VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN. Từ trong vô lượng kiếp luân hồi, trí tuệ của Người đã rất đặc biệt, nên Người luôn luôn làm lợi ích cho chúng sinh. Lưỡng Túc Tôn là cái phước vô hạn đầy đủ của Người có từ trong vô lượng kiếp. Kiếp này sang kiếp khác, NGƯỜI CHỈ SỐNG VÌ TẤT CẢ CHÚNG SINH CHỨ KHÔNG SỐNG GÌ CHO RIÊNG NGƯỜI CẢ.
Trong một kiếp Người hiện thân làm khỉ để mà gieo duyên với bầy khỉ, cứu độ bầy khỉ đó được tăng trưởng phước đức. Trong một kiếp khác, Người làm thầy dạy nghề để dạy cho những thanh niên biết nghề nghiệp trong xã hội rồi sau đó dạy đạo đức cho họ. Rồi một kiếp nữa, Người làm một đạo sỹ tu tập trên núi để dạy đạo cho những người muốn tu hành. Rồi có những kiếp Người làm vua giữ gìn trật tự cho xã hội và giáo hóa dân chúng biết đạo đức lễ nghĩa. Rồi có những lúc Người phải hy sinh cả mạng sống của mình cho chúng sinh.
Một câu chuyện kể rằng trong một kiếp Người làm con của vua. Đât nước của Người bị giặc xâm chiếm, cha mẹ Người dắt nhau chay trốn trong đường hầm, không có lối ra, cả nhà đói lả, Người liền tự sát. Người chỉ mong được chết để cha mẹ ăn thịt của Người để tiếp tục sống sót. Nghĩa là Người luôn luôn hy sinh thân mạng của mình vì người khác. Suốt cả cuộc đời của Người luôn luôn sống để làm lợi ích cho người khác, không phải chỉ là một kiêp mà từ kiếp nay qua kiếp khác, mãi mãi đều như vậy. Cái phước đó trong kinh không gọi là vô hạn mà gọi là đầy đủ, dùng từ quá khiêm tốn là đầy đủ. Phước của Đức Phật vô lượng vô biên đến nỗi ngài Phổ Hiền Bồ tát mới nói rằng: “Ta xem trong Tam thiên, Đại thiên thế giới này, không có một chỗ nào mà không phải chỗ mà đức Thế Tôn đã xả bỏ thân mạng vì chúng sinh.”
Ngài Phổ Hiền Bồ tát đã ca ngợi công đức của Phật như vậy. Nghĩa là Người sinh vào cõi trời, hay cõi người, hết thế giới này qua thế giới khác BẤT CỨ Ở NƠI NÀO, NGƯỜI CŨNG CHỈ VÌ CHÚNG SINH MÀ SỐNG. NGƯỜI CŨNG KHÔNG HỀ TIẾC THÂN MẠNG CỦA MÌNH.
Ví dụ chúng ta nghe kể một câu chuyện là có một người nhảy xuống sông cứu một em bé bi nước cuốn trôi. Do cứu em bé đó và đưa được em bé vào bờ nhưng người đó kiệt sức rồi chết đuối. Nghe câu chuyện đó chúng ta rất cảm động, và ở phương Tây người ta gọi những người đó là anh hùng, anh hùng của xã hôi người ta ca ngợi đưa lên báo. Chỉ một hành động thôi mà gây một sự xúc động lớn. Đó là chúng ta chỉ nghe kể thôi chứ nếu được chứng kiến trong đời thật chúng ta còn cảm động đến mức nào.
Hoặc là gần làng xóm của chúng ta có một người xông vào đám cháy chấp nhận bị phỏng để cứu một em bé. Chúng ta sẽ bái phục kính trọng người đó vì cái tâm của người đó quá tốt.
CHÚNG TA PHẢI NHÂN LÊN VÔ LƯỢNG LẦN CÁI TÂM TỐT ĐÓ ĐỂ ĐỐI VỚI ĐỨC PHẬT, VÌ NGƯỜI LUÔN LUÔN HY SINH CHO CHÚNG SINH, nên đó gọi là đấng PHƯỚC – TRÍ VÔ HẠN, là Minh Hạnh Túc hay gọi là Lưỡng Túc. Cả hai PHƯỚC và HUỆ đều viên mãn.
5 – THIỆN THỆ
Thiện Thệ là một vị từ vô lượng kiếp luôn luôn phát khởi đại nguyện thành tựu được đạo vô thượng để giáo hóa chúng sinh, nhưng là một sự định hướng cho cuộc đời mình. THỆ là lời thệ nguyện, THIỆN là là, là có lợi ích.
Thật ra, mỗi người chúng ta khi đến với Phật Pháp tu hành đều có mơ ước, có những bổn nguyện của mình. Có người mong ước kiếp sau được sinh về cỗi Tây phương cực lạc. Có người mong kiếp sau sẽ trở thành tu sỹ xuất gia, tu hành chân chính rồi thuyết pháp độ sinh. Đó là những bổn nguyện tốt lành của môi chúng ta.
Những THIỆN THỆ của Đức Phật có nghĩa là trong mỗi kiếp, Người đều có những hạnh nguyện lớn hoàn chỉnh. Và bổn nguyện cuối cùng của Người là sự giác ngộ trọn vẹn ĐỂ GIÁO CHÚNG SINH. Nhưng trên con đường Nhưng trên con đường đi đến bổn nguyện cuối cùng đó, Người luôn phát khởi nhiều lời nguyện trong mỗi kiếp để hoàn thành một công hạnh nào đó. Ví dụ như Người nhìn thấy trong một vùng đó con người sông hoang dã, sơ khai, Người liền phát nguyện sẽ độ con người ở vùng đó. Rôi có khi Người nhìn thấy đạo đức của xã hội suy đồi, Người mới phát nguyên kiếp sau làm vu để làm hưng thịnh đạo đức của xã hội đó. ghĩa là trong bao nhiêu kiếp, hết kiếp này qua kiếp khác, những bổn nguyện của Người luôn luôn thay đổi. Rất nhiều bổn nguyện của Người thành tựu trong nhiều kiếp. Và bổn nguyện cuối cùng, vĩ đại nhất, cứu kính (mục tiêu cuối cùng) nhất của Người là đạt được sự GIÁC NGỘ TỐI THƯỢNG trở thành Phật để làm lợi ích cho chúng sinh MÃI MÃI.
Vì vậy, chữ Thiện Thệ hàm ý là Người luôn phát thành những lời nguyện để cho tròn công hạnh trong vô lượng kiếp. Đó gọi là người khéo có những lời thệ nguyện vĩ đại lớn lao để hoàn thành công hạnh của mình.

Đức Phật Thích Ca – Bậc Thầy Của Cả Trời Người
6 – THẾ GIAN GIẢI
Thế Gian Giải có nghĩa là HIỂU BIẾT VỀ THẾ GIAN. Chữ Giải có nghĩa là sự hiểu biết. Nghĩa của chữ Thế Gian ở đây bao gồm ba cõi: Dục Giới, sắc Giới, và Vô Sắc Giới Một vị Phật mà hiểu biết về thế gian là hiểu cả ba cõi: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Đây là những vấn đề của chúng sinh từ địa ngục đến cầm thú, đến con người và cả những cõi thần, cõi trời. Trong những vấn đề của chúng sinh có những cái SỰ, những cái LÝ mà KHÔNG CÓ MỘT VỊ NÀO CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ NHƯ ĐỨC PHẬT.
Thường thì chúng ta chỉ để ý đến cõi thế gian của mình. Ví dụ như trong cuộc đời này, chúng ta hiểu biết về sinh kế, về sự tiến bộ của y học, khoa học. Ngày xưa, con người chỉ biết đi xe ngựa, bây giờ thì biết đi xe gắn máy, rồi đi ô tô, rồi đi máy bay. Đó là những vấn đề của chúng sinh trong cõi này, và chúng ta không thể biết nhiều hơn. Ngay nơi cõi này, chúng ta vẫn chưa biết hết, hiểu hết cái SỰ, cái LÝ của nó. Những cái SỰ cái LÝ đó rất rắc rối, mờ mịt mà con người chỉ đoán phỏng chứ không thể biết một cách chính xác. Đó là những vấn đề của chúng sinh.
Nhưng một vị Phật thì biết rõ hết những cái SỰ, cái LÝ đó. Ví dụ, tại sao chúng sinh ở đất nước đó giau có, hưng thịnh mà chúng sinh ở nước này lại nghèo hèn, kém cỏi. Trường hợp những quốc gia ở Bắc Âu như Đan Mạch hay Na Uy vậy, người dân ở đó sống đầm ấm, xã hội văn minh, an ninh rất tốt. Một số người Châu Á nhập cư vào đó, rôi phát sinh ra tư tưởng phân biệt chủng tộc. Từ bao nhiêu đời qua, con người ở những quốc gia đó cảm thấy họ là dòng dõi đó, sống văn minh tốt đẹp, có trí thức, bỗng nhiên những người Châu Á nghèo khổ, dốt nát đi vào quốc gia của họ, nên họ xem thường. Trước tư tưởng phân biệt chủng tộc manh nha, dù chưa thành chuyện lớn, nhưng những người lãnh đạo ở đó giải quyết ngay tức thì. Ông có bài phát biểu là khuyên con người đừng phân biệt chủng tộc, hãy thương yêu và giúp đỡ những người đến đất nước của mình, hãy cưu mang họ, giúp đỡ họ, vì giúp đỡ họ là giúp chính mình. Đây là bài phát biểu tràn đầy đạo đức đã làm lắng dịu tư tưởng phân biệt chủng tộc, và rồi họ sống hòa hợp với nhau. Chúng ta thấy rõ tư tưởng đi trước và quả báo đi sau.
NHỮNG ĐẤT NƯỚC MÀ CÓ NHỮNG CON NGƯỜI SỐNG TỐT ĐEP THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ SẼ HƯNG THỊNH. Còn những đất nước mà con người kém đạo đức, sống xô bồ, hỗn loạn, không có tôn ty, trật tự, nề nếp thì đất nước dó sẽ dần dần suy thoái. Những cái SỰ, cái LÝ lắt léo của con người, chúng ta không thể biết hết, chỉ có Dức Phật mới biết hết.
– Đức Phật biết từng chúng sinh bị đọa ở dưới đia ngục khi nào thì sẽ thoát khỏi cái nghiệp báo đó;
– hoặc những chúng sinh nào chết phải đạo làm ngạ quỷ vất va vất vưởng và đến khi nào chúng sinh đó mới có thể phát tâm chuyển được nghiệp của mình để không còn thân ngạ quỷ, để sống cuộc đời yên vui, an ổn trở lại;
– hoặc những chúng sinh nào sống làm người đã gieo những cái nhân tốt đẹp, có đời sống thánh thiện, có tâm hồn cao cả, khi chết họ sẽ được sinh lên cõi trời sống thọ mạng lâu dài, hạnh phúc, vui sướng;
– hoặc trong cõi trời đó có bao nhiêu vấn dề, chúng sinh ở đó đã hưởng thụ vui chơi sung sướng, học đạo tiến tu hay chỉ hưởng thụ, tự mãn rồi bị thoái lui.
Những vấn đề rối ren như thế nào thì chỉ có Phật mới biết hết.
Chữ Thế Gian Giải nghĩa là như vậy, biết rõ những vấn đề những SỰ – LÝ của Tam Giới chứ không phải riêng một cõi này, và chỉ có Đức Phật mới thấu rõ hết.
7 – VÔ THƯỢNG SỸ:
Vô Thượng Sỹ là một bậc, một đấng KHÔNG CÒN AI HƠN ĐƯỢC NỮA. Không còn ai hơn được nữa chứ không phải đấng cao nhất, điểm này là điểm son trong đạo Phật. Một đấng không còn ai hơn được và một đấng cao nhất mang ý nghĩa khác nhau. Đấng cao nhất là không ai bằng được nữa, còn còn một đấng không ai hơn được nhưng vẫn có người sánh ngang bằng. Chữ VÔ THƯỢNG là không ai hơn mình được nhưng bằng mình được. Đây là nghĩa rất hay của đạo Phật mà các đạo khác không có. Ở các tôn giáo khác, đấng thượng đế, thần linh mà tín đồ thờ là đấng tối cao, đấng cao nhất không ai có được quyền ngang bằng. Đây là tính nhân bản của Đạo Phật mà người Tây Phương bây giờ rất thích. Họ nhận thấy rằng trong Đạo Phật con người được tôn trọng, con người có thể nâng giá trị mình lên mãi cho đến tuyệt đối bằng giáo chủ mà mình tôn thờ. Đức Phật rất vĩ đại, rất cao siêu, còn chúng sinh rất tầm thường, nhỏ bé. Với Người chúng ta chỉ như là một hạt cát nhỏ trong sa mạc mênh mông, một giọt nước nhỏ trong đại dương bao la. Tuy nhiên. ĐẠO PHẬT CÓ CON ĐƯỜNG KHIẾN CON NGƯỜI CÓ THỂ TRỞ THÀNH SA MẠC MÊNH MÔNG ĐÓ, TRỞ THÀNH ĐẠI DƯỢNG BAO LA ĐÓ. Đây chính là giá trị của Đạo Phật.
Vô Thượng Sỹ là đấng đã đạt được đến tận cùng của giá trị, đến chỗ TUYỆT ĐỐỈ không ai có thể vượt qua khỏi mức độ đó nữa.
Vì lý do gì mà gọi là đến chỗ TUYỆT ĐỐI?
Vì những lý do như sau:
– TẤT CẢ THẾ GIAN ĐỀU CHỈ LÀ TƯƠNG ĐỐI HƯ ẢO, cái gì có thịnh có suy, có phát sinh rồi có hủy diệt, đó là tính tương đối của vạn hữu. Con người sinh ra có măt đây, rồi một ngày nào đó cũng chết, đầu thai qua, luân hồi lại ở một kiếp khác. Có những triều đại hưng thịnh rồi đến lúc nào đó cũng suy tàn. Cuộc đời này không ai tránh khỏi quy luật đó, thịnh rồi suy, có rồi hết.
– Nhưng giữa cái tương đối này, giữa trần gian hư ảo này, đằng sau cái hư ảo tương đối này lại CÓ MỘT BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI.
– BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI LÀ NIẾT BÀN, NIẾT BÀN GIẢI THOÁT TUYỆT ĐỐI. Những vị giác ngộ là những vị Phật, là người đã vượt khỏi được cái trần gian hư ảo này để đến với TUYỆT ĐỐI, đạt được cái TUYỆT ĐỐI. Nếu so sánh thì dù con người ở cõi Tam giới này, ở địa ngục, ở cõi người, ở cõi trời, cõi trời rất cao, có làm bao nhiêu công hạnh lành, có tu tập rất tinh tấn, cũng không bao giờ bằng được đức Phật nếu con người chưa đạt được TUYỆT ĐỐI trong tâm linh. ĐỨC PHẬT ĐẠT ĐƯỢC TUYỆT ĐỐI TRONG TÂM LINH cho nên Người đến chỗ mức tận cùng của giá trị, không còn cái giá trị nào cao hơn giá trị của Đức Phật nữa. Chỗ tuyệt đối đó không dành riêng cho một người, nếu chung ta biết đường chúng ta vẫn đi đến được. Vô Thượng Sĩ có nghĩa là như vậy, là đạt được tận cùng cái giá trị cao cả nhất trong vũ trụ này. Đức Phật cũng đã chỉ lại con đường đó cho chúng ta, nếu cố gắng tu tập theo Người, chúng ta cũng đạt đến đó. Nếu chúng ta hiểu được những điều này, chúng ta hiểu được con đường mà Người đã trải qua trong vô lượng kiếp để đến được được giá trị tuyệt đối đó, chúng ta mới thấy sự vĩ đại của người là vô cùng. Và lúc đó chúng ta sẽ quỳ xuống đảnh lễ Phật với tất cả lòng tôn kính của mình.
Chỉ khi nào chúng ta hiểu được giá trị mà Đức đạt đến bởi bao nhiêu công hạnh khó khăn, bao nhiêu sự tu tập chân chính của Người thì chúng ta mới tôn kính Phật bằng trọn tấm lòng của mình.
8 – ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU
Điều Ngự Trượng Phu là một bậc có khả năng điều phục giáo hóa chúng sinh. Trong kinh nguyên thủy nói rằng một đấng ma điêu ngự những ai đáng được diều phục là Điều Ngự Trượng Phu. Ngoài khả năng nơi chính bản thân Người, đức Phật còn có năng lực chuyển hóa tâm hồn của chúng sinh.
Tại sao sự chuyển hóa tâm con người khó đến mức chỉ có đức Phật mới có năng lực để làm được? Trong khi đó, trên đời này cũng có nhiều người làm được. Ví dụ thầy cô giáo tận tâm vẫn có thể khuyên bảo học trò từ một đứa hư hỏng lần lần cũng có thể ngoan được. Như vậy viêc này cũng đâu có gì khó mà phải Đức Phật mới làm được điều đó? Thật ra việc chuyển hóa tâm con người không phải là điều đơn giản. Nếu chúng ta muốn chuyển hóa tâm một người, CHÚNG TA PHẢI BIẾT NGƯỜI ĐÓ CÓ DUYÊN VỚI MÌNH HAY KHÔNG? SỰ CỐ CHẤP, BƯỚNG BỈNH, HƯ HỎNG CUA HỌ ĐÃ ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO? Nếu một người có duyên với chung ta, họ nói chuyện với chúng; ta, tự nhiên họ cảm mến và nghe lời khuyên nhủ của chúng ta rồi họ tu tập. Còn nếu người không có duyên với chúng ta, họ sẽ thờ ơ trước lời nói của chúng ta. Đó là do năng lực của chúng ta yếu kém. Còn đức Phật thì khác, tâm của Người rất mãnh liệt trong sự TỪ BI, Người không nói thành lời, Người chỉ lặng lẽ nhìn thôi đã khiến chúng ta cúi đầu quy phục. Người không cần lên tiếng nhưng tâm lực vĩ đại của Người đã chuyển hóa chúng sinh. Không phải chỉ chuyển hóa chúng sinh trên thế gian này, Người còn chuyển hóa cả chúng sinh vô hình, và những trời thần ở trên cõi trời. Trong cuộc đời, lúc Người sống ở vùng Đông Bắc Ấn Độ Người đã giáo hóa cho tất cả quốc vương, đại thần, rồi đến cả Bà La Môn, trưởng giả. Những người này gặp Phật thì dù có tâm cố chấp, bướng bỉnh, nặng nghiệp cũng buông bỏ cái tâm mà nghe Phật thuyết pháp.
Ảnh hưởng của Người rất mạnh. Bài kinh miêu tả thời gian Phật sắp nhập Niết bàn, Phật đi từ vùng này qua vùng kia để đến thành Câu Thi La nơi Người sẽ nhập Niết bàn. Lúc đó Người đã tám mươi tuổi. Khi biết đức Phật sắp nhập Niết bàn, dân làng ở những vùng đó kéo theo Ngài rầm rộ. Họ thương tiếc quá, họ bỏ hết gia đình, bỏ hết nhà cửa, dắt díu nhau đi theo Phật, họ không muốn mất Phật, lòng thương yêu kính trọng của họ đối với đức Phật trong mấy chục năm qua quá sau đậm. Đức Phật không thể để cho họ đi theo được vì Người còn phải đi qua một đoạn đường rât xa, Người không để cho họ bỏ hết nhà cửa, làng mạc như vậy mà đi theo Người, nhưng họ cứ lặng lẽ đi theo sau Người. Họ đi sau, Phật và chư Tăng đi trước. Rồi Người dùng thần thông chia khoảng cách giữa Người với họ càng xa dần, xa dần. Lúc đầu họ đi sát bên chư Tăng, từ từ khoảng cách của họ với chư Tăng xa dần, rồi bỗng nhiên trước mặt những người dân hiện ra một cái hố sâu, vực thẳm không thể vượt qua được. Họ đứng lại ở bên hố này khóc nức nở, đức Phật và chư Tăng đi từ từ, những hình bóng đó xa dần rồi mất hút. Sau đó cái hố sâu biến mất và hiện lại khoảng đất bằng phẳng, nhưng họ cũng không biết Phật đâu mà tìm nữa mới quay trở lại làng mạc của mình. Đó là sức cảm hóa tâm chúng sinh của đức Phật mãnh liệt đến như vậy.
Rồi những chúng sinh vô hình cũng tìm đến Người, những loài ngạ quỷ, những hồn ma vất va vất vưởng chưa đầu thai. Uy đức và ánh sáng của đức Phật rực rỡ trong cõi vô hình. HÀO QUANG đó là do công hạnh củạ Người đã tích lũy từ vô lượng kiếp, là do tâm chứng vĩ đại. Người phàm phu như chúng ta chỉ có thể nhìn thấy luồng ánh sáng tử nơi thân Phât chiếu dìu dịu ra một khoảng chung quanh nào đó, vì ban ngày chúng ta không nhìn thấy rõ, nhưng trong bóng đêm thì ánh sáng từ nơi thân Phật chiếu rực rỡ đến cõi vô hình. Vì vậy, những chúng sinh ở trong cõi vô hình thấy hào quang chói ngợp, họ hiểu rằng một bậc mà chiếu ra hào quang đó phải là một bậc phi thường, cho nên chúng sinh đó cứ theo ánh hào quang mà tìm đến Phật nghe pháp. Tức là họ cứ quanh quẩn trong chúng hội của chư Tăng. Rồi khi nào chư Tăng tu tập, khi nào chư Tăng nghe pháp khi nào Phật thuyết pháp họ cứ theo đó mà họ dụng tâm tu tập theo. Từ trong vô hình, họ dần dần được chuyển nghiệp, được giáo hóa. SỐ LƯỢNG CHÚNG SINH Ở CÕI TA BÀ VÀO THỜI ĐÓ ĐƯỢC PHẬT ĐỘ ÍT HƠN SỐ LƯỢNG CHÚNG SINH TRONG CÕI VÔ HÌNH. Con số là vô lượng. Từ chư Thiên cho đến những chúng sinh ở cõi thấp kém.
Điều Ngự Trượng Phu là khả năng chuyển hóa chúng sinh bằng lời nói, hành động, hoặc thần thông. Có khi Người chỉ dùng sự im lặng nhưng do tâm từ bi, thanh tịnh tràn ngập vô biên, Người đã chuyển hóa vô lượng chúng sinh. Tùy vào đối tượng, sức thấu hiểu của họ mà Người giáo hóa.
9 – THIÊN NHÂN SƯ
Thiên Nhơn (Nhân) Sư có nghĩa là THẦY của TRỜI và NGƯỜI.
Tại sao là THẦY CỦA TRỜI NGƯỜI? Bởi vì giáo pháp mà Người tuyên giảng đó nếu chúng sinh THỰC HÀNH THEO THÌ TRƯỚC HẾT CHÚNG SINH ĐÓ VĨNH VIỄN SẼ KHÔNG BỊ ĐỌA TRONG BA ĐƯỜNG ÁC LA ĐỊA NGỤC, NGẠ QUỶ, SÚC SANH, VÀ CHẮC CHẮN SẼ ĐƯỢC THÂN NGƯỜI. Đó là những chúng sinh thực hành giáo pháp của Phật một cách kém cỏi. Những người như chúng ta được thân người thì chính ĐỨC PHẬT ĐÃ LÀ THẦY CỦA CHÚNG TA TỪ KIẾP NÀO, đã dạy chung ta giáo lý nào đó để chúng ta thực hành. Từ kiếp trước chúng ta cũng đã có tu tập, mà có lẽ chưa dụng công tinh tấn nhiều, cho nên chỉ được làm người thôi, không bị đọa vào ba cõi thấp hèn (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Cho nên, chúng ta phải mang ơn đức Phật, mang ơn giáo pháp của Phật, vì Phật đã là thầy của chúng ta từ những kiếp trước.
Chữ Thiên Nhơn (Nhân) Sư là THẦY CỦA TRỜI NGƯỜI là như vậy.
Trong chúng sinh có người giàu, người nghèo, người khỏe mạnh, người yếu đuối, bệnh tật. Tùy vào sự dụng công tu tập từ kiếp trước, chúng sinh sẽ nhận những gì xứng đáng trong kiếp hiện tại. Nếu người nào tu hành tinh tấn hơn nữa thì qua kiếp sau họ không làm người mà Thiên tử ở cõi trời.
Có một gia đình theo đạo Phật, hầu hết những người trong gia đình đó đã lớn tuổi và họ ăn chay trường. Từ nhỏ, họ được cha mẹ dạy dỗ đạo đức từng chút một. Họ được dạy về bố thí, về cách cư xử dịu dàng với người dưới, lễ phép với người trên. Khi chết, cha mẹ của họ chết rất nhẹ nhàng, không đau ốm bệnh tật gì cả. Đêm đó, người con gái đã lớn tuổi, đang còn làm việc thì thấy Bồ tát Quán Thế Âm hiện ra giữa nhà, hào quang sáng rực, rồi từ từ tắt dân. Cô không ngờ giờ đó mẹ cô nằm trên giường đã mất rồi. Đến sáng cô mơi biết. Tuy người đã lạnh hết nhưng tay mềm, đỉnh đầu còn nóng. Sống một đời thánh thiện như vậy thì khi chết chắc chắn họ đã lên cõi trời. Và gia đình họ còn có truyền thống cúng dường chư Tăng vào ba tháng hạ. Ngày xưa chùa chưa có nhiều, có những chùa ở tận nơi xa xôi còn nghèo nàn, cho nên đến mùa An cư Kiết hạ, họ thỉnh chư Tăng về nhà để phụng sự trong ba tháng an cư đó. Sau đó thì chư Tăng mới trở về chùa.
Những công hạnh Phật pháp như vậy mà chúng sinh áp dụng trong đời sống của mình một cách cẩn mật thì khi chết sẽ sinh lên cõi trời. Những Thiên tử đó nhờ Phật pháp mà được làm thân Thiên tử thì chắc chắn họ phải là đệ tử của Phật. Và Phật chính là thầy của họ nên mới được gọi là Thiên Nhơn Sư.
Như vậy chữ Thiên Nhơn Sư tức là một vị thầy mà giữ cho chúng sinh không đọa trong ba đường ác. Giáo pháp của vị đó giúp cho chúng sinh không đọa trong ba đường ác. Nếu những chúng sinh đã bị đọa trong ba đường ác rồi, từ từ sẽ thoát khỏi ba đường ác đó. Các Phật tử thường hay đi chùa nghe pháp và áp dụng tu hành, ngồi thiền, tụng kinh thì chắc chắn họ cũng không thể bị đọa trong ba đường ác.
10 – PHẬT THẾ TÔN
Phật Thế Tôn là danh hiệu cuối cùng, có nghĩa là danh hiệu tôn quý nhất, là đấng cao cả giác ngộ giữa cuộc đời này.
Người là đấng vô cùng tôn quý trong BA CÕI chứ không riêng gì cõi thế gian này. Đó là cõi Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới, đây cũng là cõi trời. Đấng vô cùng cao cả giữa TAM GIỚI bởi sự GIÁC NGỘ. Phật là bậc Giác Ngộ. Đây là danh hiệu cuối cùng được xác nhận lại. Từ danh hiệu Minh Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư cho đến danh hiệu Phật Thế Tôn là sự khẳng định lại tất cả những sự cao quý mà Phật đã có. SỰ CAO QUÝ TỘT CÙNG VẪN LÀ SỰ GIÁC NGỘ.
Chúng ta đi theo con đường của Phật là chúng ta phải tu tập để GIÁC NGỘ, phải vượt khỏi si mê. Không si mê là không có nhầm lẫn, không có tà kiến, không hiểu lầm nữa. Từ trước đến nay, chúng ta đã sống trong lầm lỗi, trong sai lầm, thì giờ đây, chúng ta phải chỉnh sửa lại từ từ, nghĩa là phải CHUYỂN SI MÊ THÀNH SỰ GIÁC NGỘ. Và sự GIÁC NGỘ này không phải chỉ ở trong lý thuyết, trong sự suy nghĩ mà PHẢI HÀNH ĐỘNG, PHẢI ÁP DỤNG TRONG ĐỜI SỐNG.
Ví dụ chúng ta nghĩ rằng mình đã quá ích kỉ hẹp hòi, bây giờ phải sống rộng lượng, bao dung hơn. Nhưng đó mới chỉ là sự suy nghĩ chứ chưa phải là động để đi đến GIÁC NGỘ. Cái giá trị của GIÁC NGỘ là PHẢI HÀNH ĐỘNG ĐƯỢC THÌ SUY NGHĨ ĐÓ MỚI TỒN TẠI MÃI TRONG CHÚNG TA TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC. Nếu chúng ta chỉ suy nghĩ mà không có hành động thiết thực thì thì sự suy nghĩ đó sẽ bị mai một và mất dần. Còn nếu chúng ta biến suy nghĩ thành hành động ví dụ không còn ganh ghét hoặc hoặc bon chen nữa mà bắt đầu tập hạnh bố thí, khuyên nhủ người này, giúp đỡ người kia, thì sự suy nghĩ về bao dung dó mối bắt đầu thành hiện thực, mới bắt đầu trở thành bản chất của con người mình. Nếu chỉ là sự suy nghĩ thì không bao giờ con người có thể trở thành người tốt, MÀ PHẢI THỰC HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SUY NGHĨ ĐÓ HẾT KIẾP NÀY SANG KIẾP KHÁC THÌ TÍNH CHẤT TỐT ĐẸP ĐÓ SẼ TỒN TẠI MÃI MÃI.
Có nhiều người Phật tử rất trí thức, họ hiểu biết giáo pháp rất cặn kẽ nhưng chẳng bao giờ họ làm điều gì hết, chẳng bao giờ họ giúp đỡ ai cả. Trong khi đó, rất nhiều người chẳng hiểu biết gì, họ chỉ biết hành động, HỌ GIÚP AI THÌ BẤT KỂ THÂN MÌNH. Những người này thấm nhuần trong máu họ sự bố thí, sự hy sinh, nhường nhịn, họ chỉ không biết nói thành lời. Còn người mà hiểu biết trên lý thuyết, phân tích giáo pháp không sai một điểm nhưng họ không bao giờ bỏ một đồng ra để giúp ai hết, thì người đó chưa hề hiểu gì về GIÁC NGỘ.
Trong phẩm Thọ Ký, ngài Ma Ha Ca Diếp tượng trưng cho đời sống đơn giản và đã được thọ ký.
Người sống đơn giản, ít nhu cầu, buông xả dần dần, thì dễ GIÁC NGỘ.