Vì Sao Người Hiền Lành Vẫn Gặp Đau Khổ – Người Hung Dữ Vẫn Giàu Sang

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao có nhiều người rất hiền lành nhưng cuộc sống lại lận đận, khốn khổ, nghèo khó? và ngược lại có nhiều người hung dữ nhưng cuộc sống của họ lại may mắn, giàu sang?

Cuộc đời sao lại bất công như vậy?
Hãy đọc hết bài viết này để có câu trả lời nhé!

Vì Sao Người Hiền Lành Vẫn Gặp Đau Khổ - Người Hung Dữ Vẫn Giàu Sang -

Hiền lành có nhiều loại hiền lành, chứ đừng thấy ai hiền là cũng tốt. Có người hiền mà thụ động thờ ơ không hại ai mà cũng chẳng bao giờ giúp ai thì người đó nghèo là đúng. Ví dụ như người ta chửi ta vào mặt cũng chả thèm trả lời, công nhận người đó đúng là hiền. Nhưng mà thấy người nằm bên nhà nằm giãy đành đạch sắp chết mình cũng đứng nhìn không giúp, thì người đó đúng là hiền như vậy người đó khốn đốn là phải.

Cho nên hiền nhưng phải tốt phải giúp người, cho nên nói tại sao người đó hiền mà khổ. Bởi vì hiền kiểu đó mà thấy người ta khổ không giúp mà thờ ơ thụ động quá thì khổ là phải.

Đó là trường hợp hiền mà thụ động thì sẽ nghèo. Còn người hiền lành mà gặp người ta hoạn nạn mà làm ngơ thì quả báo còn khủng khiếp hơn nữa. Ví dụ mình đi qua khúc sông, thì người này rất là hiền lành ai nói gì cũng cười chả bao giờ giận ai, bỗng có một thằng bé rơi xuống sông. Nó kêu cứu mình cứ đứng đó nhìn, nhìn xung quanh không thấy ai cứu mà mình cũng không làm gì hết cứ để nó ú ở kêu la rồi nó cũng chết luôn. Thì người đó hiền nhưng kiếp sau có mắt mà như mù có miệng mà câm không nói được.
Bởi vì thấy mà không làm gì giúp, có miệng mà không biết kêu để người khác đến cứu. Gặp người ta trong cơn nguy hiểm khốn khổ mà không giúp gì hết, thì hiền kiểu đó kiếp sau khốn đốn vô cùng, nên đừng tưởng hiền là tốt nhé. Rồi có người hiền, kiếp trước người đó có tu nhưng mà kiếp trước nữa người đó có tạo Nghiệp. Ví dụ có một tay đó trước đây làm ăn cướp, cái đoạn đường đầu đời còn khỏe mạnh gia nhập băng cướp chuyên môn cậy cửa dí dao rồi lấy đồ của người ta. Cho đến năm ba mươi lăm tuổi giác ngộ hiểu đạo sám hối quăng gươm vào chùa tu hành.

Vào chùa rồi là tự đày đọa mình làm những công việc nặng nhất, là đi bổ củi, nấu cơm, bưng từng chậu đất lại đắp những ổ gà trên đường. Thì qua kiếp sau trở lại người đó là người hiền lành vì nhờ đoạn đời từ ba mươi lăm tuổi tới sáu mươi tuổi biết tu trong chùa nên trở lại mang chuẩn tự đó làm người hiền lành. Nhưng mà gặp người ta thì người ta ăn hiếp người ta đánh người ta đập để trả lại quả báo đoạn đầu đời đã đi ăn cướp. Đây là trường hợp hiền do ở giai đoạn sau còn trước đó là người hung dữ, nên dù hiền cũng phải trả quả báo cái đã, rồi sau đó cái Phúc nó mới đến nên nói tại sao người đó hiền mà khổ.

Có ba trường hợp:

  • Hiền mà thờ ơ thụ động quá.
  • Hiền mà thấy người ta hoạn nạn không giúp
  • Trường hợp thứ ba là hiền nhưng mà trước đó có một giai đoạn là dữ.
  • Còn một trường hợp hiền mà trả quả báo thê thảm đó là cái hiền của mình mà làm người khác tổn hại.

Ví dụ như thánh Gandhi, hôm trước có một lần có người Phật tử hỏi chúng tôi:

– Thưa thầy, con của con hỏi câu này: Nói Nhân nào Quả đấy, tại sao thánh Gandhi của Ấn Độ chủ trương bất bạo động, dành độc lập cho Ấn Độ bằng chủ trương bất bạo động. Ai đánh mình chịu chứ không đánh trả lại, để dành lại độc lập cho Ấn Độ thì tại sao cuối cùng bị bắn chết, bất bạo động nhưng bị quả báo là trả lại kết quả là bị bạo động? Nhân Quả chỗ nào?
– Chính cái bất bạo động của thánh Gandhi đã làm hại cho rất nhiều người Ấn Độ.
Chủ trương của ngài thế này: Có một lần đó người Anh cấm người dân Ấn Độ làm muối, người Anh họ độc quyền làm muối và đem vào bán với giá cao. Thánh Gandhi mới kêu người dân Ấn Độ đi xuống bờ biển làm muối, nên lính Anh xuống biển chặn không cho họ xuống. Mà ai đi xuống thì chúng cầm cây đánh liền, và những người Ấn Độ nghe lời thánh Gandhi là không phản ứng bất bạo động. Nó cầm cây đập vào đầu kêu bốp ngã xuống liền, rồi người sau bước tới, người sau cũng không thèm chống trả, người sau bước tới nó cầm gậy đập bốp lại rơi xuống nữa.

Cứ như vậy nó đánh một lát nó sợ liền vì người ta nằm gục nhiều quá nó không đánh nữa, thì những người sau từ đó mới xuống biển lấy nước về làm muối. Thì như vậy chính chủ trương bất bạo động của thánh Gandhi làm cho biết bao nhiêu người dân Ấn Độ bị đánh đập, không tự vệ. Như vậy cái bất bạo động của thánh Gandhi đã làm cho người dân Ấn Độ bị hành hạ bị giết hại rất nhiều nên thánh cũng phải chịu quả báo cuối cùng thánh cũng bị bắn chết. Cho nên Nhân Quả công bằng, chỉ lo chúng ta nhìn không ra hết thôi, chứ Nhân Quả luôn luôn công bằng.

Còn tại sao người hung dữ mà giàu sang, tại sao?

Thấy người này dữ nhưng mà trước kia cái dữ có cái nhiệt tình ở trong đó. Nghĩa là trong làng trong xóm có người nghèo khổ thì người này luôn đi đầu, gom người này ít cây tre, người kia ít viên gạch để xây cái nhà giúp cho người đó. Mặc dù ông dữ nhưng mà nhiệt tình nên bây giờ cái dữ vẫn còn nhưng ông ấy vẫn giàu cái đã, chừng nào ông trả Quả báo dữ thì tính sau. Ngược lại mấy người hiền mà không chịu làm gì hết còn người này dữ nhưng chuyên môn làm chuyện gì cũng xía vào giúp người ta hết, nhiều khi nói trên đầu trên cổ người ta nhưng mà có cái nhiệt tình nên giữ mà giàu.
Hoặc là có người dữ nhưng có máu hiệp sĩ. Cái tên đó bặm trợn râu ria tùm lum ra, nhưng mà hễ trong xóm mà ai bị bắt nạt thì tay đó cầm cây ra trước để bảo vệ dân làng. Hễ khi nào nghe có ăn trộm ăn cướp xâm nhập hoặc ở đâu phá làng phá xóm là tay đó cầm cây ra chặn đầu ngõ trước bảo vệ làng xóm trước. Thì người này hiền hay dữ? Dữ nhưng mà có công, chính vì dữ mà có công bảo vệ làng xóm được yên tâm làm ăn nên sau này người đó dữ mà giàu.

Nên chúng ta thấy người công an cũng vậy, nếu người công an chân chính, có ai công an mà hiền không? Ít, vì công an mặt ai cũng ngầu dữ lắm nhưng mà lại có công là bảo vệ bình yên cho dân. Cho nên làm người công an chân chính rồi cuối đời cũng giàu không phải do hối lộ nhé, kiếp sau vẫn giàu, dữ mà giàu, lý do là vậy.

còn người dữ là do kiếp trước giúp người mà kiêu ngạo, giúp người mà khinh thường người ta thì kiếp sau này thì đầu tiên cũng giàu nhưng sau này sẽ nghèo, bởi vì giúp người ta mà coi thường người ta thì sau này Quả báo tới mình sẽ giàu, nhưng mà dữ rồi cuối cùng là nghèo.

 

NGUỒN: THIỀN TÔN PHẬT QUANG

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x