Tóm Tắt Về Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ngày 15 tháng 4 năm 563 TCN tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini). Ngài là Thái Tử Tất Đạt Đa (Siddhattha), con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hoàng hậu Maya, thuộc dòng tộc Gotama, nước Sakya.
Từ thuở nhỏ Thái tử đã thể hiện tư chất thông minh, tài năng phi thường. Mặc dù được vua cha cực kỳ yêu thương và ra sức đào tạo để trở thành một vị vua tài giỏi trị vì đất nước, nhưng thẩm sâu trong lòng Thái tử luôn khao khát tìm sự giác ngộ giải thoát tuyệt đối giúp chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử.
Năm 12 tuổi, Thái tử chứng Sơ Thiền – mức thiền đầu tiên trong 4 mức thiền định
Năm 16 tuổi, để ngăn không cho Thái tử xuất gia, vua cha đã cưới công nương Da Du Đà La (Yashodara) cho Thái Tử.
Năm Thái Tử 29 tuổi, công nương hoài thai và sinh La Hầu La (Rahula)- do chư Thiên đầu thai, hoàn toàn thanh tịnh. Như là một nhân duyên hội đủ để Thái tử có thể xuất gia, đạt thành chí nguyện của mình.
Sau 6 năm xuất gia, Ngài học đạo với nhiều vị thầy, thậm chí còn khổ hạnh luyện thân đến mức vô cùng khốc liệt mà trước đó chưa người nào thực hiện được. Ngài đã chứng minh rằng việc khổ hạnh không đưa đến sự giải thoát. Ngài quyết định quay lại con đường Thiền định mà Ngài đã chứng Sơ thiền năm 12 tuổi.
Vào ngày 8 tháng 12 năm 528 TCN, sau 49 ngày đêm tọa Thiền dưới cội cây Bồ Đề (Assatha), ở làng Urvela, Gaya. Ngài chứng thành Phật quả có đủ Tam Minh, Lục Thông:
– Đêm đó, trời gần sáng, Ngài vẫn ngồi bình an nhập trong thiền định, Ngài bắt đầu nhập vào mức thiền thứ tư, toàn thân ngập tràn ánh sáng, Ngài nhớ lại quá khứ của mình, bắt đầu từ kiếp này từ thuở bé thơ lui dần đến khi vừa ra khỏi thai mẹ, lui dần đến trước khi vào thai mẹ, Ngài nhớ lại dần từng kiếp quá khứ, hết kiếp này đến kiếp trước, kiếp trước nữa và kiếp trước nữa. Trong mỗi kiếp Ngài đã mang tên họ như thế, có cha mẹ như thế, làm những hạnh nghiệp gì, tu hành ra sao. Có những kiếp Ngài là vua, cũng có những kiếp Ngài là thầy giáo dạy học, làm thợ thuyền, làm quan tướng, làm đạo sĩ, Ngài đã từng gieo trồng căn lành từ những đức Phật quá khứ, đã từng được Chư Phật thọ ký, Ngài nhớ dần đến vô lượng kiếp và đến đầu mối của sinh tử luân hồi , ngay lúc đó Ngài thành tựu được Túc Mạng Minh.
– Ngài lại hướng tâm quan sát chúng sinh và thấy rõ chúng sinh trôi lăn trong luân hồi sinh tử không bao giờ chấm dứt, mỗi chúng sinh theo nghiệp của mình mà đi vào các cõi, ai làm các nghiệp lành, giữ giới hạnh, từ bi giúp đỡ, sẽ sinh vào nơi hạnh phúc như cõi trời hoặc cõi người sang trọng. Ai làm các nghiệp xấu như giết hại, trộm cắp, tà dâm, ác ngữ… thì sinh vào nơi đau khổ như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ngài cảm nhận được tất cả duyên nghiệp chúng sinh cả trong ý nghĩ thầm kín nhất, rõ như xem trái xoài trong lòng bàn tay, rõ như tất cả vũ trụ chỉ là một giọt nước, Ngài biết rõ hết sự luân chuyển của chúng sinh theo nghiệp, trùm hết pháp giới vũ trụ mười phương bao la. Ngay lúc đó, Ngài chứng Thiên Nhãn Minh.
– Tiếp theo đó, Ngài thấy rõ bản chất của thế gian là đau khổ, nỗi khổ của chúng sinh ít hay nhiều tùy theo cõi giới, tùy theo duyên nghiệp, nhưng tất cả đều là đau khổ, ngay cả cõi trời vô sắc thanh tịnh như Niết bàn cũng có giới hạn phải thoái đọa. Còn nghiệp thiện ác chập chùng của chúng sinh, lại càng khiến chúng sinh nổi trôi lăn lộn vất vả biết chừng nào, chúng sinh càng tìm vui lại chìm trong đau khổ, chúng sinh càng tránh khổ lại càng vướng vào đau khổ, bản chất của cuộc đời thật sự là đau khổ. Ngài thấy rõ nguyên nhân của đau khổ chính là do vô minh, vô minh tạo nên chấp ngã, chấp ngã tạo nên vô số tham muốn ái luyến ràng buộc, chúng sinh vì ham muốn ái dục nên đã tạo ra ràng buộc, ác nghiệp, đau khổ cho chính mình. Ngài thấy rõ Niết Bàn là trạng thái tịch diệt hết đau khổ, không còn luân hồi tái sinh.
Nơi Niết bàn này, Chư Phật chỉ là một, ba đời mười phương chỉ là một, vũ trụ bao la cũng không khác một hạt bụi, vô lượng kiếp cũng chẳng khác một chớp mắt. Nếu nói sáng thì sáng hơn cả nghìn ánh mặt trời, nếu nói là tịch lặng thì tịch lặng hơn cả hư vô, trạng thái Niết Bàn hoàn toàn không còn vô minh chấp ngã nhưng không phải ngu ngơ như cây như đá, mà là sự sáng suốt tột cùng, nơi trạng thái Niết Bàn này không nói là từ bi mà là từ bi vô hạn, không nói là trí tuệ mà là trí tuệ vô cùng, vì Niết Bàn này thu nhiếp chúng sinh vạn loại, nơi trạng thái Niết Bàn này thật sự không còn cái gì có thể cao hơn nữa, tuyệt đối hơn nữa.
Ngài cũng thấy rõ, muốn chứng được Niết Bàn này chúng sinh phải tu tập theo Bát Chính Đạo, đó là lộ trình tất yếu sâu xa, càng thực hành càng thấy vi diệu sâu xa, càng có trí tuệ càng hiểu đến vô tận. Ngay khi thấu suốt được chân lý Tứ Diệu Đế này, Ngài chứng được Lậu Tận Minh, viên mãn đắc thành Phật quả vô thượng chính đẳng chính giác.
Để hình dụng được phần nào sự chứng đắc cao siêu thì trước tiên ta cần có ý niệm về v được sự bao la của vũ trụ mặc dù cũng ta cũng không đủ sức. Để hình dung được sự bao la của vũ trụ thì não ta không đủ sức. Vậy nên, các nhà khoa học mới nói “Cộng tất cả những hạt cát trên các dòng sông của thế giới này thì ta hiểu được số lượng của các thiên hà, các ngôi sao”. Câu nói này trùng với câu “Hằng hà sa số” trong kinh Phật.
Người giải thích “Hằng hà sa số” là câu thành ngữ để chỉ số lượng rất nhiều, không thể đếm được. Còn theo nghĩa đen “Hằng hà sa số” dùng ám chỉ số cát sông Hằng bên Ấn Độ. Câu nói, hình ảnh này được nhắc đến rất nhiều trong các quyển kinh, nhưng từ xưa đến nay con người vẫn không thể hình dung ra vì nó vượt ngoài tư duy.
Vì những ý niệm về vũ trụ đó mà ngay nay các nhà khoa học thực sự choáng váng khi tìm hiểu về đạo Phật. Họ thấy rằng, bây giờ con người mới tạm hiểu một phần nào đó, nhưng hơn 2500 năm về trước, đã có người hiểu và nói về điều này một cách tường tận, thấu đáo. Vì thế, người ta càng tin rằng đạo Phật thực sự được mở ra bởi một đấng giác ngộ cao siêu. Đây cũng là lí do mà ngày càng nhiều người tri thức lớn âm thầm hướng về đạo Phật.
Ngoài ra, nhiều tín đồ của các tôn giáo khác cũng thực sự yêu mến đạo Phật nhưng vì tình cảm gắn bó với gia đình, với tôn giáo cũ mà họ không dứt ra được. Đây là những người tiến bộ, không bị đóng khung trong tôn giáo của mình nữa. Họ đã tìm thấy mẫu số chung trong tâm linh của nhân loại nơi đạo Phật. Đồng thời, họ cũng hiểu rằng nhân loại này cần một tôn giáo chung để sống yêu thương, hòa bình, tử tế với nhau, đẩy lùi đi sự thù hận, phân chia. Những người này thực sự đáng được tán dương khi biết vượt khỏi tôn giáo của mình để tìm thấy một tâm linh chung của nhân loại.
Nói về cái biết của Phật hay nói về thế giới thôi ta đã thấy vô lượng vô biên.
CÁI CHỨNG CỦA PHẬT TRONG VŨ TRỤ NÀY NHƯ THẾ NÀO MỚI THỰC SỰ LÀ KHỦNG KHIẾP.
Ví dụ Ngài Anuruddha đắc A La Hán và chứng được cả Thiên nhãn đệ nhất. Ta biết vị A La Hán nào cũng chứng Thiên nhãn thông hay Thiên nhãn minh, nhìn được tất cả các cõi (nhìn lên tới cõi trời, nhìn xuống tới cõi địa ngục, nhìn tam giới thấy hết). Duy chỉ có Ngài Anuruddha thấy vượt hơn tất cả. NGÀI THẤY ĐƯỢC TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI NHƯ NẮM MỘT TRÁI XOÀI TRONG LÒNG BÀN TAY. Nghĩa là Ngài thấy rõ mọi điều của một thiên hà trong cái nhập định chỉ mất 1giây, nơi mà ánh sáng đi từ đầu này đến đầu kia phải mất 22 ngàn năm. Vậy nên, cái biết – cái cảm ứng của một vị A La Hán vượt hơn cấp độ ánh sáng rất nhiều lần.
KIẾN THỨC PHẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN KHOA HỌC RẤT NHIỀU. CHO NÊN CÀNG HIỂU KHOA HỌC, CHÚNG TA CÀNG THẤM PHẬT PHÁP.
Lại thêm, vũ trụ không phải hư vô. Để hiểu điều này, đầu tiên ta phải biết không gian là gì? Chúng ta hay bị lầm không gian là trống rỗng, không có gì nhưng thực ra, nó đặc sệt. Điều này Đức Phật không hề nói dù Ngài biết và biết còn nhiều hơn thế nữa, vì sợ chúng sinh không đủ hiểu, kiến thức khoa học thời đó cũng không đủ để tiếp nhận. Ngày nay, chúng ta biết tới tế bào, ADN, rồi ta biết về vật lý thiên văn… mênh mông như vậy. Dĩ nhiên có nhiều điều ta chưa biết, thì dựa vào những kiến thức này mà nếu có một Đức Phật giác ngộ, Ngài sẽ sửa lại những kiến thức của chúng ta về vũ trụ, về ADN, về tế bào, v.v… và ta sẽ thấy cực kì thú vị. Còn thời Đức Phật, ta không biết gì hết, nội cái 2 lỹ thừa 15 là đã không biết rồi, nên đừng nói gì xa xôi. Do đó, Đức Phật chỉ nói những điều chừng mực trong đạo lý để tu tập thôi, lâu lâu Ngài mới hé ra chút xíu.
Ví dụ, trong kinh Tiểu bộ, Đức Phật đã nói rất nhiều về vật lý, thiên văn, vũ trụ trong lúc thầy trò ngồi với nhau. Nhưng, sau đó, khi tập kết kinh Phật, có nhiều điều khó hiểu quá nên các Vị biên soạn họ lược bỏ mất. Vậy nên, nhiều kiến thức lớn của Phật pháp liên quan đến vũ trụ, pháp giới đã bị bỏ sót. Đây cũng là điều đáng tiếc, vì có nhiều điều bị giấu về cuộc đời Đức Phật.
CHÚNG TA KHÔNG THỂ HÌNH DUNG NỔI NHƯNG ĐỨC PHẬT THÌ “MỘT NGÀN TỶ THIÊN HÀ TRONG VŨ TRỤ ĐỀU BIẾT RÕ”.
Ngài đạt tới mức vô lượng vô biên, biết hết những dạng sống, những bậc giác ngộ, nghiệp chúng sinh,… Vậy nhưng, Đức Phật không thể nói tất cả với chúng sinh vì NHỮNG ĐIỀU NGÀI CHỨNG QUÁ KHỦNG KHIẾP, CHÚNG SINH KHÔNG THỂ HIỂU NỔI.
Cho nên, khi thấy quả chứng của mình, Ngài ngồi im lặng, không khởi tâm giáo hóa. Khi đó, Vua cõi trời Phạm Thiên biết Đức Phật nghĩ như vậy, liền từ trên trời bay xuống tận nơi, tới trước làm lễ, rồi quỳ gối chắp tay cung kính thưa với Ngài rằng:
– Kính lạy Đức Thế Tôn! Vừa đây con được biết ý niệm của Ngài, vì thấy chúng sinh điên đảo khó giáo hóa, nên Ngài muốn vào Niết Bàn, vậy con tới đây xin cầu thỉnh Ngài ở lại truyền Pháp cho đời, khiến ánh sáng chân lý lan tràn khắp cõi nhân gian thiên thượng muôn loài được thấm nhuần đức hóa, thoát qua khỏi luân hồi sinh tử trong sáu thú, đời đời được an vui tự tại nơi Phật quốc. Kính xin Ngài hoan hỷ nhận lời thành kính cầu thỉnh của con.
Thế là Đức Phật bắt đầu động tâm, bước vào hành trình 45 năm thuyết Pháp rồi nhập Niết bàn.
Dù không thể ngộ được những điều như Phật, nhưng sự giáo hóa này đã giúp chúng sinh tăng được sự thánh thiện, cao quý trong tâm linh hướng thượng của mình.
DO ĐÓ, NGƯỜI NÀO TIN RẰNG: “ĐỨC PHẬT ĐẮC ĐẠO LÀ BIẾT HẾT TOÀN BỘ VŨ TRỤ. VÀ NẾU PHÁT THẦN LỰC LÀ CHẤN ĐỘNG CẢ VŨ TRỤ” THÌ MỞ RA CHO MÌNH CON ĐƯỜNG CÔNG ĐỨC ĐI ĐẾN SỰ GIÁC NGỘ.
NGƯỢC LẠI, NGƯỜI KHÔNG TIN, MỘT MỰC PHỦ NHẬN ĐIỀU ĐÓ LÀ ĐANG TỰ MỞ CON ĐƯỜNG ĐI XUỐNG ĐỊA NGỤC.
Từ khi Đức Phật thành đạo, nhân loại đã thấy được ánh sáng bình minh sau màn đêm của luân hồi khổ đau.
Ngài đã hướng dẫn chỉ dạy cho các Chư Thiên và loài người đâu là bến bờ của sự giải thoát. Trong giáo pháp của Ngài không có sự phân biệt giai cấp vua chúa, quan tướng, thương gia, đến cả những người cùng đinh đều trở thành đệ tử của Ngài và trong số đó có rất nhiều vị đắc đạo phi thường.
Ngày 15 tháng 12 năm 483 TCN, khi đó Ngài 80 tuổi, Ngài nhập Niết bàn ở Kushinagar thuộc tiểu bang Utta Pradhesh, Ấn Độ ngày nay. Sau khi trà tỳ, rất nhiều xá lợi của Ngài còn để lại và được xây tháp thờ cúng lâu dài, có xá lợi còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Các Thánh tăng, đệ tử của Ngài, đã kết tập các lời dạy của Ngài thành ba tạng kinh điển lưu truyền mãi mãi.
Ngày hôm nay, sau nhiều khổ đau, tang tóc, chiến tranh, bạo lực, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Phật giáo là tôn giáo hòa bình và chọn ngày sinh của Ngài là ngày tiêu biểu cho tôn giáo và văn hóa thế giới. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Phật gọi là lễ hội Vesak, một cách long trọng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào năm 2000. Nhiều nhà trí thức tiếng tăm trên thế giới đã tin theo đạo Phật.
Tranh Tóm Tắt Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:
Các bài giảng tóm tắt cuộc đời Đức Phật Thích Ca:
- SỰ XUẤT HIỆN PHI THƯỜNG
- THIẾU NIÊN LỖI LẠC
- SỰ RA ĐI VĨ ĐẠI
- CHIẾN THẮNG MA VƯƠNG
- LÀ ÁNH MẶT TRỜI
- KỶ NGUYÊN MỚI CỦA LOÀI NGƯỜI
- VUA BÌNH SA VƯƠNG THEO PHẬT
- KỂ CHUYỆN CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT
- KỂ CHUYỆN ĐỨC PHẬT
- 32 TƯỚNG TỐT CỦA ĐỨC PHẬT
- Bí mật sau 2500 năm về Cuộc đời Đức Phật
NGUỒN: Thiền Tôn Phật Quang
Rất ý nghĩa ạ.
Cảm ơn đã chia sẻ ạ.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Dạ con cảm ơn ạ