Tại Sao Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Quan Âm Trong Lúc Nguy Cấp Lại Thoát Nạn?

Có người thắc mắc: “nếu niệm Quan Âm mà thoát tai nạn thì luật nhân quả có đúng không, vì Phật dạy nhân nào quả nấy. Khi ta gặp nạn thì ta biết đây là nhân quả của mình từ đời trước đã gieo, vậy cớ gì chỉ niệm danh hiệu Quan Âm mà vượt được tai nạn?”.

Tại Sao Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Quan Âm Trong Lúc Nguy Cấp Lại Thoát Nạn? -

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát

Có hai lý do khiến ta vượt qua được tai nạn trong cơn nguy cấp khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm:

Thứ nhất, ví dụ khi ta gặp tai nạn nguy khốn mà ta niệm Quan Âm, đó là người này từng đi chùa, từng lễ bái, tụng kinh, niệm Phật và cũng đã từng làm Phước. Cho nên, nếu ta phải trả cái nghiệp nào thảm khốc thì khi niệm Quan Âm, Bồ tát lấy cái Phước của ta để dồn lại mà cứu ta liền và coi như ta không phải hưởng phước ở kiếp sau.

Lý do thứ hai, có khi ta cũng đi chùa mà chưa gây tạo công đức nhiều, nhưng ta có niềm tin: khi gặp tai nạn, niệm Quan Âm thì sẽ được cứu. Ta nhớ vậy thôi và đến lúc gặp nguy khốn thật, ta liền niệm Quan Âm, không ngờ được cảm ứng của Phật – Bồ tát mà thoát nạn. Đó là Bồ tát Quán Thế Âm biết, dù ta chưa kịp tích Phước trong kiếp này nhưng ta có tâm, do đến chùa biết thành kính đối với Phật, biết tôn trọng Tăng Ni, có niềm tin đối với Luật Nhân Quả. Cho nên, Bồ tát cứu ta để sau này ta làm những điều công đức bù lại.

Có người hỏi, nếu người niệm Quan Âm mà không có tâm thì Bồ tát có cứu không? Câu trả lời là: nếu người đó không có tâm thì họ không được cứu. Việc đầu tiên, ta cần một cái tâm, một trái tim, một tấm lòng hướng về Tam Bảo, tin sâu nhân quả, yêu điều thiện, cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng, yêu thương chúng sinh thì sẽ được Bồ tát che chở; còn người nào vừa có tâm, vừa làm những điều phúc thì yên chí lúc nào mình cũng trong vòng tay của Bồ tát Quán Thế Âm mà không còn sợ hãi gì nữa.


Khi quả báo tới thì ta đau khổ, mà khi ta gặp nạn thì nhớ một điều là giá trị ta bị giảm xuống, đó là do phước của ta giảm rồi.

Ví dụ ta đang làm ăn thành công và được mọi người trọng vọng, nhưng bỗng nhiên công việc làm ăn thất bại khiến ta mất vốn liếng, mắc nợ thì tự nhiên trong mắt mọi người ta bị giảm giá trị xuống. Trừ những người rất yêu thương ta thì họ chia sẻ, thông cảm, còn lại mọi người bình thường thì quay lưng với ta liền. Đó là tự nhiên như vậy, cho nên dân gian có câu “những lúc nguy nan mới biết ai là bạn tốt” là vì vậy.

Nên nhớ, cái khổ đau của chúng ta cũng là bài học quý giá cho cuộc đời mình. Vì vậy, đừng sợ, đừng tránh né đau khổ, cũng đừng đụng gì là cứu giúp người ta liền. Bản thân mình và mọi người đều như vậy. Ví dụ có những lúc ta phải nghèo thì hãy ôm cái nghèo đó mà sống để nhìn cuộc đời, nhìn con người, nhìn nhân quả, nhìn nghiệp báo và biết lỗi của mình. Và ta chấp nhận cái nghèo để an vui trong cái nghèo. Đó là bài học.

Hoặc một người khác họ gặp nạn, họ cũng gặp cái nghèo thì theo tinh thần từ bi của nhà Phật ta giúp họ, nhưng coi chừng giúp là sai. Có khi ta giúp, có khi ta chờ đó không giúp liền. Vì có khi để cho chúng sinh khổ một chút mà họ biết lỗi – cái đó vẫn quý hơn là hễ vừa khổ là cứu giúp. Không phải lúc nào cũng cứu giúp là tốt, mà đau khổ là một bài học lớn cho cuộc đời họ.

Thật ra, khổ không đáng sợ, vui không đáng nói, nạn tai không quan trọng, mà cái giá trị nhất của cuộc đời ta là biết được phải trái, biết được đúng sai, biết được lỗi lầm, biết hối hận. Đó mới là giá trị. Con người ta hơn nhau ở chỗ “biết lỗi” hay không. Người tu có đạo lực chính là người biết lỗi của mình rất kĩ, biết lỗi từ trong sâu thẳm, biết lỗi mình mà chưa đợi người khác biết.

Trên đời này, ai cũng muốn thoát cảnh khổ, nhưng người biết tu họ không cần thoát cảnh khổ. Người không biết tu, gặp khổ thì liền niệm Quan Âm để mong thoát khổ. Bồ tát Quán Thế Âm cũng chiều chúng sinh mà dùng thần lực để giúp người đó thoát khổ. Nhưng cái thoát khổ đó không phải là cái quý giá. Điều Bồ tát cần là chúng sinh phải biết lỗi mình.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
trackback

[…] các hương linh Biết tôn kính Phật Đà Chư Bồ Tát từ bi Chư Thánh Tăng giác ngộ. […]

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x