Làm sao để Bình Thản trước sự Lăng Mạ, Chửi Mắng của người khác?

TRÊN ĐỜI CÓ MẤY AI MẶC KỆ ĐƯỢC KHI NGƯỜI KHÁC CHỬI MÌNH? RẤT KHÓ.

CHỈ NHỮNG NGƯỜI NÀO TU ĐẾN ĐỘ KHÔNG THẤY MÌNH QUAN TRỌNG NỮA, LÚC NÀO CŨNG NHẬN LỖI VỀ MÌNH THÌ MỚI BÌNH THẢN ĐƯỢC TRƯỚC SỰ LĂNG MẠ, XÚC XIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC.

CÒN BẬC THÁNH THÌ ĐƯƠNG NHIÊN TỰ TẠI TRƯỚC MỌI PHONG BA BÃO TÁP CUỘC ĐỜI

Khi bị chửi mắng, vu khống, nhục mạ, hạ uy tín, nếu thấy mình là quan trọng, ta sẽ tự ái, nhục nhã, xấu hổ, biện minh, cãi lại, chống trả. Thậm chí có những người “giận quá mất khôn”, đánh, giết luôn người đã làm nhục mình. Sự tình phức tạp hơn, tâm lý động loạn hơn, tạo tội cũng nhiều hơn chỉ vì cái gốc là thấy mình quan trọng.

Trên đời có mấy ai mặc kệ được khi người khác chửi mình? Rất khó. Chỉ những người nào tu đến độ không thấy mình quan trọng nữa, lúc nào cũng nhận lỗi về mình thì mới bình thản được trước sự lăng mạ, xúc xiểm của người khác.

Làm sao để Bình Thản trước sự Lăng Mạ, Chửi Mắng của người khác? -

“Không thấy mình là quan trọng” – chỉ vậy thôi mà hạnh phúc tràn đầy

Như có người nói: “Trông mặt chị đẹp thế mà lưng đầy ghẻ”. Đa phần mình “giận tím mặt” và “nghỉ chơi” với người ta luôn. Nhưng người này nhẹ nhàng bảo: “Chị không biết lưng em ghẻ ít, tâm em còn ghẻ lở nhiều hơn”. Họ không giận, vẫn khiêm hạ và cũng chẳng nói xỏ nói xiên lại người kia. Người tu đến mức đó cũng đã bớt đau khổ lắm rồi, nhưng vẫn chưa được gọi là Thánh. Còn bậc Thánh thì đương nhiên tự tại trước mọi phong ba bão táp cuộc đời.

Một bài toán khó hơn nữa được đặt ra: Ví dụ khi bị người khác chửi: “Sao chị giống con chó quá à!” Nếu mình bị người chửi như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Hãy nhìn lại tâm mình xem những gì khởi lên trong đó. Nếu bị một sự xúc phạm nặng nề như vậy, trong tình huống bất ngờ như vậy thì ta sẽ phản ứng ra sao? Chưa chắc ta đã giải được bài toán này trọn vẹn.

Trong tình huống đó, có người đã phản ứng như thế này: “Dạ, sao em thấy em cũng giống con chó thiệt”. Họ nói rất chân thành. Nói câu đó xong người kia hết chửi được nữa. Tức là họ công nhận luôn câu mắng của người khác vì không còn xem mình quan trọng. Nghe có vẻ hài hước nhưng không phải dễ để thực hiện.

Nếu ai sống được với tâm đó, thực hành được điều đó, lúc nào cũng tìm lỗi, nhận lỗi vì không thấy mình là quan trọng nữa thì sẽ thấy đời mình bình an hạnh phúc, hạnh phúc khác lạ mà trước giờ ta chưa bao giờ cảm nhận được.


“KHÔNG THẤY MÌNH LÀ QUAN TRỌNG” – CHỈ VẬY THÔI MÀ HẠNH PHÚC TRÀN ĐẦY

SUY NGHĨ, HUÂN TẬP, TƯ DUY CÁCH NÀO ĐỂ TỪNG NGÀY TA KHÔNG CÒN XEM MÌNH LÀ QUAN TRỌNG NỮA.
CÓ KHI PHẢI QUA MƯỜI LĂM NĂM LIÊN TỤC SUY NGHIỆM, ỨNG DỤNG THÌ TA MỚI THẬT SỰ THẤM THÍA, MỚI CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CHÂN THẬT ĐÓ.
CÒN LẠI TA RẤT DỄ QUÊN, VẪN THẤY MÌNH QUAN TRỌNG, VẪN HƠN THUA, VẪN BỰC BỘI KHI BỊ CHÊ BAI, VẪN CHỜ TỪNG TIẾNG KHEN TẶNG CỦA BẠN BÈ, VẪN CHỜ TỪNG CÁI CLICK LIKE TRÊN FACEBOOK…

Làm sao để Bình Thản trước sự Lăng Mạ, Chửi Mắng của người khác? -

Ta phải chiến đấu với chính mình trong những điều lặt vặt của cuộc sống

Suy nghĩ, huân tập, tư duy cách nào để từng ngày ta không còn xem mình là quan trọng nữa là cuộc phấn đấu tự thân hết sức quyết tâm, lâu dài, nhiều năm nhiều tháng, chứ không phải chỉ hiểu là làm được ngay. Có khi phải qua mười lăm năm liên tục suy nghiệm, ứng dụng thì ta mới thật sự thấm thía, mới cảm nhận hạnh phúc chân thật đó. Còn lại ta rất dễ quên, vẫn thấy mình quan trọng, vẫn hơn thua, vẫn bực bội khi bị chê bai, vẫn chờ từng tiếng khen tặng của bạn bè, vẫn chờ từng cái click like trên Facebook…

Ta phải chiến đấu với chính mình trong những điều lặt vặt của cuộc sống mới gỡ dần những tà kiến, chấp ngã của mình.

Ví dụ khi bước vào phòng, đáng lẽ mình ngồi chỗ này, bỗng dưng có người khác ngồi rồi. Nếu lúc đó lòng ta bình an: “Thôi kệ, mình đi tìm chỗ khác”, không khó chịu, trách móc gì cả thì đó là một bước tiến về đạo đức. Còn bước vào thấy cái ghế của mình mà: “Ai ngồi vậy, kỳ quá à!” Lúc đó mình hơi nhíu nhíu mày khó chịu thì vẫn còn thấy mình là quan trọng. Đó là một điều đạo đức ta chưa đẹp, cuộc sống ta chưa đẹp.

Hoặc khi ta tan sở, bước ra cửa thì thấy đôi giày của mình chỉ còn lại một chiếc. Bây giờ không thể đi chân không ra cửa, mà vừa đi vừa xách một chiếc giày thì coi không được, không lẽ bỏ lại một chiếc? Như vậy cũng kỳ. Mà xỏ giày của người khác càng không được. Thật là lúng túng! Rất là khó chịu! Nhưng nếu lúc đó ta thấy mình không quan trọng thì đi chân đất một lúc có sao đâu, ai hỏi cười xòa một cái là xong, lòng rất bình an vui vẻ. Đó là đạo đức. Lòng mình bình an, không trách giận, chính mình không đau khổ mà mọi người xung quanh cũng được an vui.

“Không thấy mình là quan trọng” – chỉ vậy thôi mà hạnh phúc tràn đầy. Sự suy nghiệm này đi vào trong cuộc sống từ những điều rất nhỏ, trở thành đạo đức đẹp lan tỏa vào cuộc đời.

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x