KINH DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH

“Thế gian là vô thường
Có sinh và có diệt
Sống tham lam ích gì
Chỉ là gây thêm tội
Lòng sân hận làm chi
Chỉ mở đường đau khổ
Người có trí tư duy
Theo con đường Phật dạy
Quán tưởng lòng từ bi
Yêu thương cho vạn loại
Nguyện sống đời chánh hạnh
Tránh sát hại, tà dâm
Lìa gian tham, trộm cắp
Biết vừa chừng tiết kiệm
Để dành cho người sau
Dù là một giọt nước
Hay chút hạt cơm mềm
Nguyện cho người quanh ta
Ai cũng đều khoẻ mạnh
Thoát bệnh khổ não thân
Lòng an vui thư thái
Nguyện cho người quanh ta
Ai cũng đều tin kính
Ba Ngôi Báu: Phật Đà
Pháp thiêng, và Thánh chúng
Nguyện đời đời tu hành
Hướng tâm về giải thoát
Khỏi sinh tử luân hồi
Dứt vô minh ngã chấp.”

KINH DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH -

CƠ CHẾ KHOA HỌC CỦA BÀI KỆ DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH

Có lần ở xứ Vesali bị dịch bệnh bùng phát, người chết tràn lan. Phật đã dạy một bài Kệ tụng cho dân chúng. Nhờ tụng bài Kệ này mà dịch bệnh bị đẩy lùi biến mất. Thế cơ chế khoa học của bài kệ tụng này là gì mà có thể xóa hết dịch bệnh?
Có những nơi bị ruồi sinh sản tràn ngập, tấn công, bay bám vào thức ăn, bay bám vào người cực kỳ khó chịu. Muốn diệt ruồi, chẳng ai ngu dại đem tên lửa đại bác mà bắn chúng. Chúng có kích thước nhỏ, di chuyển cơ động, dùng vũ khí to lớn không thích hợp. Lấy dao mổ trâu mà giết ruồi là sai, thành ngữ xưa đã nói thế. Muốn bắt giết ruồi cần có những phương pháp thích hợp hơn, tinh tế hơn, thông minh hơn, phù hợp hơn.

Virus cũng vậy, kích thước nhỏ quá, xâm nhập khéo léo quá, tự phân bào sinh sôi thông minh quá. Dao mổ trâu không giết được virus đã đành, mà thuốc kháng sinh cũng không nhúc nhích được nó. Phải tự làm tăng sức đề kháng của cơ thể để cơ thể tự chiến đấu chống lại virus.
Có một cơ chế khác nữa để tiêu diệt virus độc hại, đó là tần số sóng não, rất nhỏ nhiệm, rất hiệu quả. Khi não phát ra những tần số tích cực thì virus với kích thước nhỏ xíu ở cấp độ phân tử bị tổn hại suy yếu.

Nếu não tiếp tục phát ra những ý nghĩ tiêu cực, sợ chết, ích kỷ, vơ vét, độc ác, thì virus được tăng thêm sức mạnh để sinh sôi nảy nở.
Nếu não phát ra những ý nghĩ thiện lành tích cực, yêu thương, tử tế, vị tha, thì virus dịch bệnh bị suy yếu rồi tan biến.
Nếu mỗi ngày ta ngồi yên, nguyện lòng yêu thương tất cả, cầu nguyện cho thế giới hòa bình đạo đức, cầu nguyện cho mọi người mọi loài yêu mến nhau, khởi lòng tôn kính các bậc Thánh siêu phàm, thì sóng não này sẽ gây ra một hiệu ứng bất lợi cho virus trong cơ thể, khiến cho virus bị suy yếu rồi biến mất.
Đây chính là cơ chế khoa học của bài Kệ tụng mà Đức Phật đã dùng để diệt trừ dịch bệnh cho xứ Vesali ngày xưa.

TÓM TẮT HOÀN CẢNH RA ĐỜI BÀI KINH DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH:

“Vào một năm ít mưa… Xứ nào cũng ít mưa, nhưng riêng xứ Licchavi, kinh đô Vesali bị hạn hán gay gắt, đồng ruộng khô cháy, lúa mất trắng, nạn đói đe doạ, bệnh dịch bắt đầu xuất hiện lác đác.
Lúc bấy giờ Hoàng tử Mahali đến trước đức Vua và hội đồng hoàng tộc của xứ Licchavi, nói lên ý kiến của mình rằng do năm ngoái, nhiều người trong hoàng tộc Vesali đã ngạo mạn cho mình là hơn cả, không chịu tìm đến lắng nghe học hỏi giáo pháp vi diệu của Thế Tôn khi Thế Tôn đến xứ Licchavi này, nên đã làm họ tổn phước, khiến hạn hán nặng nề hơn các xứ khác.
Khi thấy Vua còn tỏ ra ngờ vực, Hoàng tử Mahali đã dùng chính tính mạng của mình để đảm bảo nếu hoàng tộc Vesali chịu cung kính thỉnh Thế Tôn Gotama về đây thì tai ương sẽ chấm dứt. Lúc đó, Vua mới cho phép Hoàng tử nhanh chóng dẫn đầu một phái đoàn sang Vương xá, gặp vua Bình Sa để xin được mời thỉnh Thế Tôn Gotama về cứu tai ương cho Vesali.
Được sự cho phép của Vua Bình Sa, Hoàng tử đến thẳng tinh xá Trúc Lâm thỉnh Phật và đã được Phật nhận lời. Hoàng tử cho người cấp tốc phóng ngựa về báo trước với Vua. Khi phái viên vừa phóng ngựa về đến nơi báo tin thì cũng là lúc Đức Phật và một số vị Tỳ Kheo đi theo đã sắp vào đến biên giới Licchavi.

KINH DIỆT TRỪ DỊCH BỆNH -

Bỗng nhiên bầu trời kéo mây đen kịt, sấm chớp ầm vang, rồi nước từ trời cao tuôn xối xả. Vua và triều thần vui mừng reo hò. Riêng đức vua già chảy nước mắt rồi quỳ xuống lạy lên trời cao. Ngoài đường mọi người kéo nhau ra đường phố reo hò nhảy múa như chưa bao giờ được vui như vậy. Tại các làng quê, già trẻ trai gái kéo hết ra ngoài trời vừa tắm mưa vừa reo hò ca hát. Nước mưa tiếp tục đổ xuống, những con suối bắt đầu chảy lại, những cánh đồng bắt đầu ứ nước.
Ở biên giới, Phật và Tăng chúng 12 vị bình thản ôm bát đi vào lãnh thổ Licchavi trong mưa.
Vua và hội đồng hoàng tộc Licchavi quá phấn khích, ra lệnh cờ lọng, xe kiệu, hoa hương, tuỳ tùng rất đông rời khỏi kinh thành trong mưa để đón Phật.

Sáng hôm sau, Phật gọi các Tỳ Kheo vào và bảo các vị hãy đi dạy cho dân chúng Vesali bài Kinh này để diệt trừ bệnh dịch cho họ, và bảo họ dạy tiếp cho những người khác nữa. Bài kinh này sẽ giúp họ tiêu trừ tật bệnh. Một người hỏi: “Thưa tôn giả, chúng con chưa hiểu hết ý nghĩa bài kinh này, vậy tụng thuộc như vậy có hết bệnh không ạ?” Vị Tỳ kheo đáp: “Này gia chủ hãy tụng thuộc trước, sẽ trừ được tật bệnh cho mình. Khi nào khoẻ mạnh thì đến Đại Lâm nghe Thế Tôn giảng dạy nghĩa lý rành rẽ.”

Trong hoàng cung, Hoàng tử Mahali và phái đoàn lúc này mới về đến nơi và quỳ xuống thưa chuyện. Hoàng tử rất vui mừng, xúc động khi trên đường về thấy đồng ruộng ướt sũng, cây cỏ hồi sinh xanh tươi, các dòng suối khe lạch tuôn chảy. Và Hoàng tử cũng không còn thấy cảnh người bị dịch bệnh nằm lê lết chờ chết ở ven rừng nữa. Hoàng tử cảm kích xin được dâng cúng khu vườn Đại Lâm (Mahavana) của mình cho Thế Tôn để làm chỗ cho Thế Tôn trú ngụ mỗi khi ghé về Vesali.
Vua hoan hỷ chấp nhận và nói Hoàng tử hãy đưa mọi người đến Đại Lâm nghe Thế Tôn thuyết pháp. Tại Đại Lâm, Đức Phật thuyết pháp về sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời.

Sau bài pháp, nhiều hoàng tử xứ Licchavi xin xuất gia. Phật bảo tôn giả Kimbila ở lại Vesali để dẫn dắt sự tu tập cho các vị tân Tỳ Kheo này cho đến khi các vị này trở nên vững chãi.

Phật và chúng Tăng đi trên đường, nhiều người quỳ xuống rải hoa cúng dường. Sau đó, Phật và chúng Tăng lên thuyền vượt sông Hằng. Các vua chúa, quan tướng và dân chúng quỳ tiễn đưa bịn rịn, nhiều người rơi nước mắt…”

Nguồn: THIỀN TÔN PHẬT QUANG

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x